Phương pháp ghép xương răng trong Implant

Ghép xương hàm là kỹ thuật được dùng khi chiều dài và chiều rộng trên xương hàm của bạn không đủ để nâng xương trụ implant. Đây là một kỹ thuật được dùng phổ biến trong việc tiến hành trồng răng implant. Cùng tham khảo bài viết bên dưới để hiểu hơn về kỹ thuật ghép xương răng trong implant.

Ghép xương răng trong implant
Ghép xương răng trong implant

Kỹ thuật ghép xương răng trong Implant là gì ?

Ghép xương răng trong implant được coi là một kỹ thuật nhằm hỗ trợ để giữ vững cho trụ implant. Không những vậy, kỹ thuật này còn hỗ trợ thúc đẩy việc tái tạo lại xương hàm mới trong trường hợp xương bị mỏng hoặc bị tiêu bằng cách cho thêm một lượng xương thích hợp vào vị trí xương đã bị mất.

Kỹ thuật này cũng áp dụng với các bệnh nhân mắc các bệnh lý về răng như bệnh nha chu, viêm chân răng, viêm nướu, sâu răng,… vì bị nhiễm trùng tiêu xương .

Hoặc việc một số bệnh nhân sử dụng hàm giả để tháo lắp trong một thời gian dài đều sẽ được bác sĩ chỉ định là cần cấy ghép xương trước khi cấy implant.

Những trường hợp cần ghép xương răng trong Implant

Ghép xương răng trong implant sẽ được thực hiện như khi xương hàm của bệnh nhân không đủ về số lượng, mật độ, thể tích,.. hoặc các điều kiện đảm bảo cho trụ implant đứng vững. Các trường hợp cần thực hiện ghép xương răng bao gồm:

 

  • Vì mất răng lâu năm nên xương ổ răng bị tiêu xương. Khi thực hiện tiêu xương, ổ răng bị thu hẹp cả về chiều ngang và dọc. Xương ổ răng có vai trò nâng đỡ cũng như bao bọc chân răng. Do đó cần phải ghép xương nếu không thì trụ implant được ghép vào sẽ không có chỗ đứng.
  • Xương hàm bị thiếu hụt và bị tiêu do mang cả hàm răng giả quá lâu.
  • Thể tích và cấu trúc của xương hàm bị biến đổi do ảnh hưởng của việc trước đó đã phẫu thuật răng hàm hoặc xương hàm để lại di chứng hoặc chấn thương.
  • Vấn đề bẩm sinh do xương hàm quá mỏng, yếu hoặc mềm. Do đó cần phải cấy ghép xương để tăng cường mật độ xương nếu muốn cấy trụ implant.
  • Xương bị yếu đi hoặc không đủ điều kiện cấy ghép do các bệnh lý về răng như viêm nha chu, viêm tủy hoặc nướu,… 

 

Những trường hợp cần ghép xương răng trong implant
Những trường hợp cần ghép xương răng trong implant

Các câu hỏi liên quan về trồng răng implant:

Làm implant có đau không

Trồng răng implant có được bảo hiểm không

Làm răng implant có tốt không?

Top 5 địa chỉ trồng răng Implant tốt nhất tại Hà Nội

Các kỹ thuật ghép xương răng trong Implant

Có 4 kỹ thuật cơ bản trong ghép xương răng trong implant:

  • Kỹ thuật ghép xương tổng hợp: vật liệu dùng cho phương pháp này là vật liệu tổng hợp, có thành phần chính là Calcium Phosphate là một loại vật liệu gần giống với xương tự nhiên nhất. Đó chính là  xương tự tiêu và xương không tự tiêu.
  • Kỹ thuật ghép xương dị chủng tức là sử dụng xương của động vật để tiến hành điều trị chứ không phải xương con người. Tuy nhiên, để xương động vật có thể được sử dụng thì chúng đã qua quá trình kiểm tra chặt chẽ, đảm bảo vô trùng và an toàn với bệnh nhân.
  • Kỹ thuật ghép xương đồng chủng là phương pháp sử dụng xương từ cơ thể của người khác. Trước khi ghép vào thì bệnh nhân sẽ được kiểm tra độ tương thích cũng như khử trùng kỹ lưỡng an toàn cho người dùng.
  • Kỹ thuật ghép xương tự thân là phương pháp sử dụng chính bộ phận của cơ thể bệnh nhân để thực hiện. Vị trí xương được sử dụng thường là xương chậu, xương sườn,…

Lợi ích khi ghép xương răng trong Implant

Ghép xương răng trong implant giúp tăng thế tích xương hàm, ngoài ra còn hỗ trợ tích hợp răng implant chắc với xương, khôi phục lại khả năng ăn nhai cũng những người mất răng lâu năm.

Ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm kích thích sản sinh ra lượng xương mới nhờ vào lực nhai tác động đến xương hàm.

Lợi ích khi ghép xương răng trong implant
Lợi ích khi ghép xương răng trong implant

Thực hiện ghép xương răng trong Implant

  • Bước 1: Thăm khám và kiểm tra sức khỏe bằng phương pháp chụp 3D để bác sĩ xác định được tình trạng xương hàm hiện tại của bệnh nhân. Từ đó ra được pháp đồ điều trị thích hợp.
  • Bước 2: Vệ sinh sát khuẩn và gây tê vùng phẫu thuật để bệnh nhân không nhức hay khó chịu trong quá trình ghép xương
  • – Bước 3: Bác sĩ sẽ tạo vạt niêm mạc để lộ vùng xương cần ghép. Sau đó sẽ dùng mũi khoan để khoan xương và đặt bột xương vào trong xương hàm. Cuối cùng đặt màn che và cố định chúng
  • Bước 4: Tiến hành khâu vá và kết thúc phẫu thuật.
  • Bước 5: Kiểm tra sức khỏe bệnh nhân và hẹn ngày tái khám để bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc vết mổ tại nhà cũng như cho thuốc giảm đau.

Nếu bạn có nhu cầu ghép xương hàm trong implant thì hãy liên hệ ngay với Nha Khoa Art Dentist để được hỗ trợ phương pháp điều trị tốt nhất.