Niềng răng nên ăn gì? Không nên ăn gì?

Việc niềng răng có rất nhiều vấn đề cần lo lắng và thay đổi. Trong đó vấn đề ăn uống cũng được nhiều người quan tâm vì niềng răng có nhiều giai đoạn và răng miệng cũng nhạy cảm hơn, khó vệ sinh hơn, cũng tồn tại nhiều rủi ro nếu không chú trọng quan tâm lựa chọn thực phẩm. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn niềng răng nên ăn gì? Không nên ăn gì?

Trước khi tiến hành niềng răng nên ăn gì?

Thời gian trước khi niềng răng, có thể bạn sẽ phải nhổ răng để tạo ra khoảng trống, giúp di chuyển, đẩy răng về đúng vị trí. Những bệnh nhân bị hô, vẩu, răng mọc chen chúc hầu như sẽ được chỉ định nhổ răng. Trong thời gian này, vị trí sau khi nhổ thường có cảm giác đau nhức hay sưng lợi đó là chuyện bình thường. Vì vậy, nên chú ý chọn loại thức ăn mềm, lỏng, ít nhai, dễ nuốt những vẫn cung cấp 4 nhóm chất dinh dưỡng cơ bản: chất đường bột, chất đạm, chất béo và vitamin. Gợi ý:

1. Cơm mềm, cháo, súp hoặc các món ăn được xay nhỏ, dễ nhai nuốt

 Chế độ ăn uống khi niềng răng có ý nghĩa rất quan trọng đối với những người đang trải qua giai đoạn đeo niềng. Vậy niềng răng nên ăn gì? Không nên ăn gì?

Chế độ ăn uống khi niềng răng có ý nghĩa rất quan trọng đối với những người đang trải qua giai đoạn đeo niềng. Vậy niềng răng nên ăn gì? Không nên ăn gì?

2. Sinh tố, rau củ xay…

Vitamin từ rau củ quả và trái cây
Vitamin từ rau củ quả và trái cây

3. Các sản phẩm từ sữa và sữa

Sữa và các thực phẩm từ sữa cung cấp đạm và canxi cho xương
Sữa và các thực phẩm từ sữa cung cấp đạm và canxi cho xương

Sau khi niềng răng nên ăn gì?

Có 2 giai đoạn sau khi niềng răng mà bạn chú ý về việc thay đổi ăn uống chính là: thời điểm tuần đầu mới niềng răng hay 2-3 ngày sau mỗi lần siết niềng và khoảng thời gian niềng răng bình thường.

Một tuần đầu sau niềng răng và khoảng 2,3 ngày sau mỗi kỳ siết răng

Tháng đầu tiên gắn mắc cài khi hàm của bạn còn cảm giác căng tức, bạn nên chế biến kĩ các thực phẩm cho mềm, lỏng, cắt nhỏ, xay nhuyễn thực ăn những vẫn cần phải đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng như trên. Ngoài ra cần hạn chế ăn những món ăn quá nóng hoặc quá lạnh.

Khoảng thời gian niềng răng ổn định

Khi răng đã ổn định và bạn đã quen dần với việc đeo niềng, răng không còn đau nhức hay khó chịu, thì việc ăn uống cũng “dễ chịu” hơn. Lúc này bạn nên duy trì ăn uống với thực đơn đủ các chất như thông thường, chú ý bổ sung protein.

Vì thế, cần có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ để cơ thể được bổ sung đủ chất và răng cũng được hấp thụ tốt hơn. Thế nhưng bạn cũng cần lưu ý những thực phẩm nên tránh hoặc hạn chế những rủi ro bung tuột mắc cài trong suốt quá trình chỉnh nha. Việc ăn uống cẩn thận khi mới đeo mắc cài cũng giúp bạn giảm đau nhức, rút ngắn thời gian niềng răng vì sút mắc cài tốn thời gian niềng lại. Dừng những loại thực phẩm mềm ít dính dễ vệ sinh răng miệng bạn hơn.

Những món không được ăn khi niềng răng

Để hạn chế rủi ro trong quá trình niềng răng dù là niềng răng có mắc cài hay niềng răng không mắc cài, hỗ trợ cho việc răng, giảm ảnh hưởng đến các dụng cụ hỗ trợ hay tránh những tai nạn có thể xảy ra như bung mắc cài cũng như giúp việc vệ sinh răng được dễ dàng hơn thì những lưu ý trong ăn uống cũng góp một phần ảnh hưởng không hề nhỏ.

1. Các thực phẩm có độ cứng hoặc phải dùng sức hàm để nhai: kẹo cứng, các loại hạt, xương, sụn, đá viên, …

Hạn chế đồ ăn nhiều đường và đồ uống có gas vì những loại thực phẩm này dễ sinh ra axit làm sâu răng, các bệnh như viêm nướu, viêm lợi…
Hạn chế đồ ăn nhiều đường và đồ uống có gas vì những loại thực phẩm này dễ sinh ra axit làm sâu răng, các bệnh như viêm nướu, viêm lợi…

2. Các thực phẩm có độ dai, hoặc quá dẻo: bánh mì vỏ cứng, pizza, bánh dày, bánh nếp, xôi chiên, …

Hạn chế ăn bánh mì và các sản phẩm giòn, sắc gây tổn thương cho răng
Hạn chế ăn bánh mì và các sản phẩm giòn, sắc gây tổn thương cho răng

3. Các thực phẩm giòn, hoặc có vảy: bắp răng bơ, ngô luộc, khoai tây chiên, gà rán, …

Những thực phẩm có vảy sẽ dính vào kẽ răng, không vệ sinh được sẽ tảo mảng bám tạo vi khuẩn
Những thực phẩm có vảy sẽ dính vào kẽ răng, không vệ sinh được sẽ tảo mảng bám tạo vi khuẩn

4. Các thực phẩm dính: kẹo caramel, kẹo cao su, kẹo sing-gum…

Các loại kẹo cao su, caramel nên được hạn chế vì chúng có thể làm nong mắc cài răng của bạn ra.
Các loại kẹo cao su, caramel nên được hạn chế vì chúng có thể làm nong mắc cài răng của bạn ra.

Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế đồ ăn chứa nhiều tinh bột, đồ ngọt như bánh kẹo và thức ăn nhanh. Loại thức ăn này chứa nhiều đường dễ sinh ra các axit và các mảng bám gây sâu răng và các bệnh về lợi.

Trong giai đoạn niềng bạn nên hạn chế hút thuốc lá, sử dụng trà, café, soda, kẹo. Soda và kẹo cũng là thực phẩm chứa nhiều đường và các chất tạo màu có thể gây tác động xấu đến răng của bạn.

Tư vấn răng và tham khảo các món ăn khi niềng ở đâu thì tốt?

Một hàm răng hoàn hảo không hẳn là một hàm răng được sử dụng công nghệ cao cấp nhất, mà là hàm răng được xử lý một cách chuyên nghiệp nhất. Nha sĩ sẽ thăm khám tình trạng răng của bạn để tư vấn đúng với tình trạng và yêu cầu của bạn. Tuân theo việc kiểm tra định kì, bác sĩ sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn tận tình. Đến với Nha khoa Art Dentist bạn sẽ hoàn toàn an tâm khi lựa chọn, đảm bảo luôn mang đến kết quả như mong đợi với những ưu điểm sau:

  • Trang thiết bị hiện đại, tiên tiến, đầy đủ hỗ trợ tốt cho các công nghệ làm răng.
  • Đội ngũ nha sĩ cho tay nghề chuyên môn cao, luôn tận tâm, tư vấn phù hợp với tình trạng răng miệng của từng khách hàng.
  • Chất liệu được sử dụng có nguồn gốc nhập khẩu rõ ràng và chất lượng.
  • Chính sách bảo hành và chế độ hậu mãi cho các dịch vụ tại nha khoa.
Nha khoa Art Dentist – Đánh thức nụ cười
Nha khoa Art Dentist – Đánh thức nụ cười

Liên hệ ngay với chúng tôi theo Hotline 0983.222.696 để được tư vấn và giải đáp các thắc mắc về dịch vụ dán răng sứ và các dịch vụ chăm sóc răng miệng khác tại Nha Khoa Art Dentist.