Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng sâu, khi gặp vấn đề này bạn nên thăm khám tại các cơ sở nha khoa nhanh nhất để được điều trị kịp thời. Răng sâu là nguyên nhân gây ra rất nhiều căn bệnh khác về răng như viêm ổ răng, viêm nha, hỏng răng hoặc các vấn đề phức tạp hơn. Khi bệnh sâu răng không được điều trị đúng đắn sẽ có thể dẫn đến tác hại răng sâu bị vỡ. Liệu bạn đã biết nên làm gì khi răng sâu bị vỡ để bảo vệ sức khỏe răng miệng chưa?
Mục lục
Biểu hiện triệu chứng răng sâu bị vỡ
Một trong những tác hại của vỡ răng sâu là bạn phải chịu đựng những cơn đau và ê buốt dữ dội, thậm chí là giật theo nhịp của tim lên đầu. Răng sâu thường có khả năng chịu lực kém, giòn và dễ vỡ trong quá trình hoạt động ăn uống. Các răng sâu bị vỡ sẽ có màu ngả vàng, phần thân răng có mày đen do bị ăn mòn men răng. Đối với các trường hợp vỡ răng sâu, nếu quan sát bằng gương nha khoa bạn có thể thấy được cả ống răng bị ăn mòn.

Những nguyên nhân khiến răng sâu bị vỡ
Hiểu biết được nguyên nhân khiến răng sâu bị vỡ, chúng ta có thể tìm hiểu và phòng ngừa để tình trạng này không diễn ra. Nha khoa sẽ gửi đến bạn một số thông tin lí do khiến răng sâu bị vỡ
- Do vi khuẩn: khi ăn những thức ăn chứa nhiều đường hoặc tinh bột thì vi khuẩn Streptococcus Mutans có trong khoang miệng sẽ chuyển đổi các chất này thành axit và bám trụ trong các mảng bám ở bề mặt răng. Nếu vi khuẩn tồn đọng trên răng sau một thời gian dài sẽ phá hủy dần phần mô răng và ăn mòn tới tủy khiến răng sâu bị vỡ.
- Viêm tủy răng: tủy răng có chức năng chịu đựng các tác động như nhai, cắn,…khi tủy răng yếu thì răng dễ bị tổn thương, răng sâu vỡ, thậm chí là chết tủy và mất răng vĩnh viễn.
- Tác động bên ngoài: răng sâu vỡ có thể vì những hoạt động mạnh gây chấn thương hàm răng, va đập mạnh hoặc khi nhai phải những thực phẩm, vật cứng.

Vỡ răng sâu dẫn đến biến chứng nguy hiểm gì
Những tác hại và biến chứng nguy hiểm khi gặp tình trạng vỡ răng sâu như sau:
- Suy giảm chức năng nhai: khi vỡ răng sâu, phải chịu đựng cơn đau và ê buốt khủng khiếp đồng thời răng giữ vai trò nhai, nghiền nát thức ăn. Nếu răng bị vỡ nghiêm trọng thì chức năng nhai cũng bị ảnh hưởng hoàn toàn.
- Tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa: nếu như chức năng nhai hoạt động kém thì thức ăn sẽ không được nghiền nát tuyệt đối khiến hệ tiêu hóa phải hoạt động mạnh hơn để tiêu hóa thức ăn. Lâu ngày sẽ dẫn đến rối loạn hệ tiêu hóa, đau dạ dày,…Ngoài ra, những mảnh vỡ sắc mảnh khi vô tình trôi vào đường tiêu hóa dễ gây nguy hiểm khi mắc ở họng hoặc đường ruột.
- Ảnh hưởng đến phát âm và thẩm mỹ: khi răng sâu vỡ sẽ cản trở đến quá trình phát âm cũng như các mảng sâu đen sẽ gây mất thẩm mỹ khi cười nói, giao tiếp.
- Ảnh hưởng đến các răng bên cạnh: sâu răng có thể lây lan sang các răng bên cạnh nếu không có phương pháp điều trị kịp thời, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lí về răng nghiêm trọng khác.

Cách xử lý răng sâu bị vỡ
Các nha sĩ hàng đầu tại Art Dentist chia sẻ cho bạn 3 phương pháp để bạn biết nên làm gì khi răng sâu bị vỡ một cách hiệu quả:
- Trám răng sâu: phương pháp này dành cho trường hợp răng sâu bị vỡ nhỏ, có thể phục hình và hoạt động bình thường sau khi trám.
- Bọc răng sứ: nếu như bệnh nhân có răng sâu nhưng vẫn chưa ảnh hưởng nhiều đến mô răng thì có thể tận dụng làm trụ bám cho mão sứ. phần răng sâu, các vi khuẩn sẽ được nạo sạch và loại bỏ hoàn toàn trước khi tiến hành bọc răng sứ cho bệnh nhân. Tuổi thọ của răng sứ khá cao, kéo dài vài năm nếu bạn có chế độ chăm sóc răng miệng đúng đắn.
- Trồng răng implant: khi ổ răng đã bị sâu ăn mòn hết và không thể chữa trị được nữa thì phương pháp trồng răng implant sẽ giúp bạn thay thế những chiếc răng mới. Đây cũng là phương pháp thẩm mỹ nha khoa an toàn, hiệu quả nhất hiện nay với tỉ lệ thành công lên đến 90%.
