Cấu tạo và thành phần hoá học của răng

Răng là một trong những bộ phận quan trọng hàng đầu, đóng vai trò lớn đối với vấn đề tiêu hóa. Tuy nhiên, ít ai biết rằng bộ phận này có cấu tạo như thế nào, chức năng ra sao? Bài viết hôm nay, mời bạn cùng tham khảo để biết thêm chi tiết cấu tạo và thành phần hoá học của răng là gì nhé!

Cấu tạo và thành phần hóa học của răng bao gồm những gì, đặc điểm ra sao?
Cấu tạo và thành phần hóa học của răng bao gồm những gì, đặc điểm ra sao?

Men răng

Về tổng thể, mỗi chiếc răng sẽ có 3 phần là: thân răng, chân răng và đường cổ răng. Trong đó, phần thân răng được bao bọc bởi men răng cứng chắc và khỏe mạnh, làm nhiệm vụ bảo vệ răng khi tiếp xúc với các tác động từ bên ngoài.

Có thể nói, men răng có nguồn gốc từ ngoại bì, là bộ phận cứng nhất so với bất kỳ chất nào có trong cơ thể. Bởi, chúng là một tổ chức chứa nhiều tỷ lệ muối vô cơ và các khoáng chất như: Canxi và Flour. Men răng thường có màu trắng sữa, ngà ngà chứ không trắng sáng, bóng bẩy.

Về thành phần hóa học: Trong men răng, người ta tìm thấy được đến 96% thành phần vô cơ, trong đó Hydroxyapatite chiếm tỷ lệ nhiều nhất. Còn lại là muối Cacbonat, Clorua, Florua, Sunfat Na và K. Thành phần hữu cơ chỉ chiếm 1% trên men răng mà chủ yếu là Axit Amin Histidine, Lysin Arginin. Cuối cùng, 3% còn lại của men răng là nước, chúng khiến men răng trong suốt, ngấm vôi tốt và giúp bạn thấy được phần ngà răng khi nhìn từ bên ngoài vào.

Men răng có cấu tạo từ ngoại bình tính chất cứng, giòn và cản được tia X
Men răng có cấu tạo từ ngoại bình tính chất cứng, giòn và cản được tia X

Ngà răng

Ngà răng là bộ phận nằm ở phía trong, được che chắn vào bảo vệ bởi lớp men răng đã nói ở trên. Ngà răng thường có màu vàng nhạt và là tổ chức chiếm khối lượng chủ yếu trên thân răng. Trong điều kiện bình thường, ngà răng sẽ không lộ ra ngoài và luôn được bao phủ bởi men răng. Ngà răng làm nhiệm vụ bảo vệ tủy răng, đặc tính ít rắn và chun giãn hơn men răng, không giòn và dễ vỡ như men.

Khi men răng bị ảnh hưởng, bào mòn, ngà răng sẽ lộ ra ngoài và rất dễ nhạy cảm với thức ăn, các chất nóng lạnh.

Thành phần hóa học của ngà răng có đến 30% là chất hữu cơ và nước trong đó chủ yếu là chất keo Collagen.

Ngà răng có tính đàn hồi, xốp, thấm nước với chức năng bảo vệ tủy bên trong răng
Ngà răng có tính đàn hồi, xốp, thấm nước với chức năng bảo vệ tủy bên trong răng

Các thực phẩm ảnh hưởng đến cấu tạo, thành phần hóa học và gây ố vàng

Các cấu tạo, thành phần hoá học của răng nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ dễ bị ảnh hưởng ố vàng hoặc hư hại theo thời gian. Cụ thể, dưới đây là những loại thực phẩm bạn nên tránh, hạn chế:

  • Các loại hoa quả sấy khô như nho khô, mận, mơ khô có tính chất dễ bám dính vào răng cũng như kẽ răng. Điều này kích hoạt vi khuẩn trong miệng và làm xói mòn men răng.
Nên ăn hoa quả tươi thay vì hoa quả sấy khô sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng
Nên ăn hoa quả tươi thay vì hoa quả sấy khô sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng
  • Các nhóm thực phẩm chứa nhiều Axit cũng là yếu tố gây hư hại răng, miệng.
  • Các thực phẩm nhiều đường bột như: Kẹo, bánh mì, Pizza, khoai tây chiên,…
  • Các loại dược phẩm kháng sinh, thuốc viên dạng nhai dễ bám vào kẽ răng, chân răng gây ố vàng.
  • Nước uống có ga cũng là loại thực phẩm cần hạn chế nếu bạn không muốn men răng bị ăn mòn.
  • Rượu, bia, thuốc lá sẽ khiến răng bị ố vàng, xấu xí, mất thẩm mỹ, thậm chí gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm.

 

Ăn uống, sinh hoạt khoa học, điều độ sẽ giúp cấu tạo của răng bền chắc, khỏe mạnh hơn
Ăn uống, sinh hoạt khoa học, điều độ sẽ giúp cấu tạo của răng bền chắc, khỏe mạnh hơn

Trên đây là bài viết chia sẻ đến bạn các vấn đề về cấu tạo răng và thành phần hóa học của răng. Hy vọng rằng, bài viết đã mang đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích và cần thiết. Đừng thơ ơ với vấn đề răng miệng, bởi bảo vệ sức khỏe răng miệng chính là bảo vệ sức khỏe chung cho cuộc sống của bạn.

Liên hệ ngay cho Nha Khoa Art Dentist qua Hotline: 0983.222.696 khi bạn có nhu cầu được chăm sóc về răng miệng bạn nhé!