Cao răng hay còn có tên gọi khác là vôi răng, gồm những mảng bám cứng dính chặt vào răng lâu ngày không được xử lí. Dấu hiệu nhận biết rõ nhất là lớp răng có màu vàng hoặc nâu gây mất thẩm mỹ khi giao tiếp. Vôi răng không thể tự lấy hay xử lí tại nhà mà cần có sự can thiệp của các dụng cụ máy móc chuyên dụng. Quá trình này được gọi là lấy cao răng kết hợp cùng đánh bóng răng để mang lại một nụ cười hoàn hảo. Hãy cùng nha khoa Art Dentist tìm hiểu kĩ hơn cách cao răng hình thành như thế nào để ngăn chăn và khắc phục tình trạng này nhé!
Mục lục
Cao răng hình thành thế nào và xuất hiện ở đâu trên miệng?
Việc vệ sinh răng đúng cách sẽ làm hạn chế cơ hội hình thành cao răng. Vôi răng thường có màu vàng hoặc nâu tồn tại tập trung ở cổ răng. Ở những người hay hút thuốc thì cao răng sẽ có màu sẫm hơn. Cao răng cũng có 2 loại là cao răng thường và cao răng huyết thanh.
Quá trình hình thành cao răng sẽ diễn ra trong vòng một thời gian ngắn. Sau mỗi bữa ăn, màng vô khuẩn được hình thành tạo điều kiện cho các vi khuẩn bám dính trên bề mặt răng. Qua một thời gian, vi khuẩn tích tụ dày đặc và tạo thành mảng bám cứng đầu có thể làm sạch bằng bàn chải hoặc chỉ nha khoa. Tuy nhiên, đến một mức độ, mảng bám sẽ vôi hóa bởi hợp chất muối vô cơ trong nước bọt và nhiều yếu tố khác khiến chúng bám chắc vào bề mặt răng hoặc dưới lợi. Lúc này bạn không thể tự xử lí tại nhà mà chỉ có nhờ sự hỗ trợ từ các trung tâm nha khoa.

Cao răng có nguy hiểm không?
Sau khi hiểu được cao răng hình thành như thế nào thì bạn có thể biết rằng mảng bám tồn tại trong một tuần sẽ chuyển hóa thành cao răng, tác hại nhiều mặt đến sức khỏe và thẩm mỹ răng miệng. Hơi thở có mùi hơi, sâu răng, viêm nha chu,… đều là những bệnh lí có thể bị gây ra bởi cao răng. Một số biến chứng của nha chu có thể gây nguey hiểm đến tim mạch,… ảnh hưởng đến sức khỏe của toàn cơ thể. Cao răng ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ và quá trình sinh hoạt hằng ngày của con người chúng ta. Bạn không thể tự tin với một hàm răng ố vàng và hơi thở có mùi hôi khó chịu. Độc tố của các vi khuẩn lâu ngày sẽ phát triển và lây lan khắp chân răng, dễ dẫn đến việc làm rụng răng.

Cách triệt tiêu cao răng nhanh chóng
Dưới đây là một số cách tiêu khử cao răng giai đoạn đầu tại nhà mà các chuyên gia khuyên bạn nên áp dụng:
- Muối và chanh: đây là bọ đôi hoàn hảo giúp lấy đi các mảng bám khó chịu một cách nhanh chóng cho bạn, trả lại một vẻ ngoài trắng sáng nhờ axit có trong chanh và muối.
- Dầu dừa/dầu oliu: công dụng của nó không chỉ được biết đến qua các lĩnh vực ẩm thực hay làm đẹp mà dầu dừa còn mang lại công dụng không ai ngờ đến là lấy đi cao răng, giúp răng ngày càng trắng đẹp.
- Baking soda: đây là hợp chất quá quen thuộc cho những ai có thói quen chăm sóc răng miệng kĩ. Chỉ cần hòa tan baking soda và nước ấm là bạn đã có một hỗn hợp loại bỏ hoàn toàn các mảng bám trên răng.
- Đường nâu: axiit amin và axit glycolic trong đường nâu sẽ giúp bạn giải quyết các tồn đọng trên chân răng, đồng thời giúp cạo vôi răng tại nhà.
Trên đây là một số phương pháp đơn giản, hiệu quả và kinh tế mà bạn có thể áp dụng tại nhà. Tuy nhiên, ở những trường hợp cao răng đã hình thành trong một thời gian dài, chúng tôi khueyn6 bạn nên đến các cơ sở nha khoa uy tín để được chữa trị triệt để và hiệu quả hơn.

Phòng ngừa cao răng bằng cách nào?
Nếu bạn muốn phòng ngừa và hạn chế sự xuất hiện cao răng thì các chuyên gia tại nha khóa Art Dentist khuyên bạn những điều sau:
- Vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách sau khi ăn va 2truoc71 khi đi ngủ
- Sử dụng chỉ nha khoa để vệ sinh kẽ răng thay vì dùng tăm, dễ gây ra các tình trạng chảy máu nướu răng và hở kẽ răng.
- Hạn chế các thức an và đồ uống không tốt cho sức khỏe răng miệng như: đường, tinh bột, nước có gas,..
- Bổ sung các loại đường tự nhiên như xylitol, sorbitol có trong trái cây cho răng.
